GEEK Up kết hợp BEAMIN tổ chức Workshop “UX Writing: Why - What - How”
BAEMIN và GEEK Up đã có buổi chia sẻ hiệu quả và thú vị trong không gian của Workshop nội bộ giữa team thiết kế sản phẩm của hai doanh nghiệp được tổ chức vào chiều ngày 02/11/2022 vừa qua.
Trong buổi workshop này, cả 2 team tập trung chia sẻ các nội dung xoay quanh chủ đề như tầm quan trọng, vai trò của UX Writing trong quá trình xây dựng sản phẩm số, các tips ứng dụng trong thực tế cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình triển khai dự án, trong đó nổi bật là những bí kíp dưới đây.
1. Độ dễ đọc (Readability)
Để giữ người dùng ở lại với ứng dụng, cách hiệu quả nhất là tạo nên một trải nghiệm chất lượng. Vai trò của UX Writing sẽ giúp người dùng biết họ đang ở đâu trong hành trình trải nghiệm ứng dụng và các bước tiếp theo cần thực hiện để hoàn thành tác vụ. Một nội dung được xem là hiệu quả trên ứng dụng phải giúp người dùng thao tác nhanh hơn, không mất thời gian tiên đoán hay suy nghĩ các bước tiếp theo. Một nội dung “dễ đọc” sẽ giúp gia tăng khả năng người dùng tiếp cận và đọc nội dung dễ dàng, từ đó cải thiện chất lượng trải nghiệm của họ trên ứng dụng.
2. Tính nhất quán (Consistency)
Xuyên suốt hành trình mua hàng của mình, khách hàng sẽ tiếp xúc với rất nhiều kênh thông tin khác nhau. Mỗi kênh sẽ tạo ra vô số điểm chạm thương hiệu giữa doanh nghiệp và khách hàng. Để xây dựng được lòng tin của khách hàng, nội dung, thông điệp và cá tính thương hiệu đều phải được truyền tải nhất quán trên tất cả các kênh (online và offline) và phương tiện truyền thông. Do đó, người viết nội dung cho app cần đảm bảo lựa chọn từ ngữ cẩn trọng, đồng bộ với format, tính cách và tông giọng thương hiệu, các thành tố trong thiết kế UI, cũng như hướng dẫn sử dụng nội dung mà doanh nghiệp đã xây dựng.
3. Tính đối thoại (Conversational)
UX Writing là phần nội dung bằng chữ xuất hiện trong trải nghiệm của người dùng (user journey) nhằm mục đích chỉ dẫn, giải thích, trình bày cho người dùng về sản phẩm. Thay vì sử dụng những câu lệnh khô khan, cứng nhắc và tạo cho người dùng cảm giác như đang giao tiếp với máy móc, người viết nội dung nên tạo ra các cuộc đối thoại mang đến trải nghiệm “con người” hơn, giúp người dùng có cảm giác như đang được trò chuyện với con người thật sự, chứ không phải là một robot. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nội dung mang tính đối thoại nhưng tránh truyền đạt lang mang, dài dòng và không phù hợp với ngữ cảnh.
Nhận thông tin mới nhất từ GEEK Up